VPBank Hanoi Marathon 2022: Giải chạy có số VĐV cự ly 42 km lớn bậc nhất VN
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.Phúc Long ra mắt bộ sưu tập mới đón tết
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 65/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, tại cuộc họp của ban chỉ đạo về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá năm 2025.Để chủ động ứng phó với các thách thức trong công tác điều hành giá của năm 2025, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.Trong năm 2025, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách.Bộ Tài chính khẩn trương dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về thực hiện nghiêm quy định của luật Giá, công khai, niêm yết giá nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cung cấp thông tin minh bạch, khách quan cho người mua, ngăn chặn các trường hợp thao túng giá, nâng khống giá.Với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp quản lý vàng hiệu quả, phù hợp, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, công khai, minh bạch. Cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng.Theo quan sát của Thanh Niên, trong năm 2024, đặc biệt từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước liên tục "nhảy múa", biến động mạnh theo giá vàng thế giới. Trên thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện những hiện tượng bất thường như giá vàng trong nước quy đổi có thời điểm ngang bằng, thậm chí thấp hơn giá vàng thế giới.Giá vàng nhẫn nhiều thời điểm cao hơn giá vàng miếng SJC; chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra giãn cách tới khoảng 3,5 triệu đồng/lượng, chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, thay vì khoảng cách thông thường khoảng 2 triệu đồng/lượng.Từ đầu năm tới nay, giá vàng liên tục trồi sụt, chủ yếu theo đà tăng. Sau giai đoạn giá vọt lên tới đỉnh hơn 92 triệu đồng/lượng, vài ngày gần đây giá vàng "hạ nhiệt" nhưng vẫn ở mức 90 - 91 triệu đồng/lượng.Trưa 1.3, vàng miếng SJC được niêm yết giá mua vào và bán ra là 88,7 triệu đồng/lượng và 90,5 triệu đồng/lượng; vàng miếng vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu có giá mua vào và bán ra lần lượt 90,1 triệu đồng/lượng và 91,3 triệu đồng/lượng…Trước những biến động mạnh mẽ của giá vàng, nguồn cung vàng miếng thiếu hụt, các kênh mua bán vàng "chợ đen" hoạt động sôi động. Mới đây đã có trường hợp người mua vàng tại "chợ đen" mua phải vàng giả với mức giá thấp hơn giá niêm yết của các doanh nghiệp uy tín.Liên quan tới quản lý thị trường vàng, đặc biệt là giá vàng, trả lời kiến nghị của cử tri một số địa phương mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, giá vàng thế giới liên tục biến động, chủ yếu theo xu hướng tăng.Điều này xuất phát từ căng thẳng địa chính trị, thương mại, xung đột vũ trang tại nhiều quốc gia trên thế giới leo thang khiến nhu cầu tiêu thụ vàng vật chất ở một số nước và dự trữ vàng của nhiều ngân hàng T.Ư tăng mạnh… Như vậy, giá vàng diễn biến tăng cả trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.Theo luật Giá năm 2012 và luật Giá sửa đổi năm 2023, vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá. Giá mua bán vàng do các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng chủ động niêm yết."Thực tiễn trên thế giới, các ngân hàng T.Ư cũng không quản lý giá vàng mà giá vàng do cung - cầu thị trường quyết định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện can thiệp, nhằm hướng tới sự ổn định của thị trường vàng, không can thiệp vào giá vàng trong nước", Ngân hàng Nhà nước khẳng định.Giá vàng thế giới hôm nay tăng nhẹ lên 2.858 USD/ounce, tăng 3 USD/ounce so với cuối ngày hôm qua. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 88,6 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí).
Tài xế để trẻ thò đầu qua cửa sổ trời ô tô, ‘hóng gió’ trên cao tốc
Theo quy định, việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money (tiền di động hay ví điện tử viễn thông) sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 31.12.2024. Ngân hàng Nhà nước đã có tờ trình gửi Chính phủ về việc đề xuất gia hạn thời gian thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money trong khi chờ xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ này. Tuy nhiên cho đến hiện tại, vẫn chưa có thông báo chính thức về việc gia hạn thời gian thực hiện thí điểm đối với dịch vụ Mobile Money.Đại diện một nhà mạng cho biết vẫn đang chờ thông tin hướng dẫn liên quan nhưng nhiều khả năng dịch vụ này sẽ tiếp tục được gia hạn. Khách hàng đang sử dụng dịch vụ không nên quá lo lắng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, số lượng tài khoản Mobile Money sau gần ba năm thực hiện thí điểm của ba doanh nghiệp viễn thông (gồm Viettel, VNPT, MobiFone) tính đến cuối tháng 9 đạt hơn 9,87 triệu tài khoản. Dịch vụ Mobile Money đã góp phần cung ứng một kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng (thay vì phải trực tiếp đến ngân hàng thực hiện giao dịch hay phải mang theo tiền mặt, khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các điểm kinh doanh gần nhất). Đồng thời góp phần thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay; do có tác dụng cộng hưởng, người sử dụng dần quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác (ví dụ như: thanh toán qua tài khoản ngân hàng), đặc biệt là với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn...Dịch vụ Mobile Money được thực hiện thí điểm đến hết ngày 31.12.2024, sau thời điểm này các doanh nghiệp thực hiện thí điểm sẽ phải tạm dừng cung ứng dịch vụ nếu chưa có quy định pháp lý, chính sách quản lý phù hợp. Do đó, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành hành lang pháp lý chính thức, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ sau thời gian thí điểm.Ngân hàng Nhà nước cho biết đã xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về dịch vụ Mobile Money. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được ý kiến của phần lớn các bộ, ngành, các doanh nghiệp thực hiện thí điểm, ngân hàng thương mại. Cơ quan này đã nêu khó khăn về thời gian xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ Mobile Money và đề xuất tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện thí điểm cho dịch vụ này đến khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, có hiệu lực.
Theo quyết định xét xử của TAND Q.4 (TP.HCM), ngày 20.1, tòa án này sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Thanh Khoa (40 tuổi, H.Nhà Bè, TP.HCM) về tội "cố ý gây thương tích". Khoa là bị cáo đã hành hung cô gái đi đường sau va quệt giao thông vào ngày 9.12.2024.Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 20 ngày 9.12, chị Q.T.A (23 tuổi, ở Q.1) chạy xe máy SH biển số TP.HCM trên đường Khánh Hội theo hướng từ Q.7 qua cầu Kênh Tẻ. Khi đến trước nhà số 120 - 122 đường Khánh Hội, thì bị Khoa điều khiển xe mô tô 59 H1- 547.48 ép xe vào lan can giữa đường làm xe của chị A. va vào phía sau xe của Khoa.Lúc này, Khoa dừng xe, quay lại dùng hai tay đánh liên tiếp vào mặt chị A. Khi cô gái té ngã vào lan can giữa đường, Khoa tiếp tục đánh vào vùng đỉnh đầu, đá vào mặt chị A.Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đánh chị A., cho đến khi có người lái xe 16 chỗ dừng xe lại can ngăn thì Khoa mới dừng lại, rồi lên xe bỏ đi.Sau khi bị Khoa đánh gây thương tích, chị A. đến Công an P.4 (Q.4) trình báo sự việc và đến Bệnh viện Q.4 khám vết thương.Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Q.4, chị A. lúc vào viện trong tình trạng chấn thương, bị sưng vùng gò má bên phải...Chị A. có đơn yêu cầu giám định thương tích, và xử lý hình sự đối với Khoa.Một người đi đường khác cũng cung cấp dữ liệu camera cho cơ quan điều tra và đề nghị xử lý nghiêm hành vi của Khoa. Công an đã làm việc với tài xế xe 16 chỗ, người đã can ngăn việc Khoa đánh chị A.Ngày 10.12.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.4, TP.HCM bắt khẩn cấp Bùi Thanh Khoa.Theo cơ quan điều tra, hành vi của Khoa đánh liên tiếp vào mặt và vùng đầu của chị A. gây thương tích là thể hiện tính côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích; gây bức xúc dư luận, nên cần xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
TCL công bố loạt sản phẩm gia dụng thông minh mới tại Việt Nam
Giá trị của “nền kinh tế dưới ánh đèn điện” đã không ngừng tăng trưởng các năm qua. Trong khi tại Việt Nam, đây vẫn là mỏ vàng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả. Khái niệm “kinh tế đêm” (night-time economy) từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh - quốc gia tiên phong trong phát triển kinh tế ban đêm, với một tổ chức chuyên trách theo dõi và phát triển ngành này mang tên NTIA (Night Time Industries Association). Theo NTIA, nền kinh tế đêm ở Anh hiện là ngành công nghiệp lớn thứ năm, chiếm 8% số việc làm và đạt doanh thu 66 tỷ bảng Anh mỗi năm, tương đương 6% GDP.London là trung tâm của nền kinh tế này, đóng góp 40% doanh thu toàn quốc, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trong các lĩnh vực như khách sạn, nghệ thuật, giải trí. Để thúc đẩy kinh tế đêm, London đã triển khai các chính sách như bổ nhiệm chức danh "Night Czar" (Thị trưởng ban đêm), mở tuyến tàu điện ngầm "Night Tube", tạo ra hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm, thử nghiệm "Khu doanh nghiệp ban đêm" tại Walthamstow, hỗ trợ các doanh nghiệp mở cửa muộn…Một điển hình khác về phát triển kinh tế đêm là Trung Quốc. Vào đầu thập niên 90, “kinh tế đêm” đã manh nha xuất hiện tại đất nước tỷ dân này. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỉ USD. Để kích hoạt thị trường, các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc sẵn sàng giảm giá tiêu thụ điện, mở thêm nhiều hàng quán, dịch vụ.Không chỉ là phố đi bộ, khu ẩm thực, để phát triển kinh tế đêm, Trung Quốc còn đào sâu "mỏ vàng” bằng “mũi khoan” văn hóa. Ví dụ điển hình là “Tám phường mười ba ngõ”, khu du lịch - văn hóa - thương mại - giải trí trọng điểm của thành phố Lâm Hạ (tỉnh Cam Túc), tiếp đón hơn 12 triệu lượt khách khi đi vào vận hành. Mô hình này xác định đẩy mạnh phát triển văn hóa và kinh tế đêm, với việc tối ưu hóa thiết kế quy hoạch không gian, làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ, đưa nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc của toàn khu, để ánh đèn lung linh huyền ảo tôn lên vẻ đẹp của đền đài miếu mạo, những ngôi nhà cổ, cây cầu và dòng suối... Qua đó thu hút du khách đến trải nghiệm, chi tiêu mua sắm. Trong khi đó, Thái Lan, “đối thủ” hàng đầu của du lịch Việt Nam, lại vận hành vô cùng hiệu quả mô hình du lịch dựa trên các hoạt động tổ chức sự kiện, tiệc tùng. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, doanh thu du lịch đã tăng 44% chỉ trong tháng cuối năm 2023, thu về tới 1,6 tỉ USD sau khi quốc gia này nới thời gian mở cửa cho các địa điểm giải trí đến 4 giờ sáng. Thực tế, kinh tế đêm là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch Thái Lan kể từ sau đại dịch SARS năm 2003. Năm 2016, Bangkok đã vượt qua London và New York để đứng đầu danh sách "Thành phố đáng tham quan nhất" của Euromonitor, với gần 35 triệu lượt khách và doanh thu 71,4 tỉ USD. Theo Bloomberg, mỗi du khách trung bình ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, vượt xa các thành phố như New York và London. Chi tiêu của du khách là yếu tố quan trọng để đo lường tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Mặc dù du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong khu vực và được xếp vào top quốc gia phục hồi du lịch nhanh nhất sau đại dịch, nhưng mức chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn còn thấp. Cụ thể, trong vòng 9 ngày, du khách chi tiêu 96 USD/ngày tại Việt Nam, trong khi con số này ở Thái Lan là 163 USD. Một trong những nguyên nhân khiến chi tiêu du khách tại Việt Nam chưa cao là “lỗ hổng” kinh tế đêm.Sự thiếu hụt các dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đêm khiến du khách rời đi sau khi kết thúc các tour du lịch ban ngày. Điều này không chỉ làm giảm thời gian lưu trú của họ mà còn ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang đều sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế đêm nhờ văn hóa phong phú, ẩm thực đặc sắc và kết nối giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đêm tại đây vẫn chưa được phát triển đồng bộ và bền vững, nguồn thu mang lại chưa cao, dù các tuyến phố đi bộ nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bùi Viện (TP.HCM) đã thu hút khá đông du khách. Theo các chuyên gia, kinh tế đêm tại Việt Nam hiện vẫn còn manh mún và thiếu quy hoạch rõ ràng. Nếu coi kinh tế đêm là "các hoạt động kinh doanh từ 18 giờ đến 6 giờ sáng trong lĩnh vực dịch vụ", thì hiện tại, nhiều chợ đêm chỉ bán hàng vặt, các khu vực đô thị thường vắng vẻ sau 22h, các dịch vụ công cộng như xe buýt, nhà vệ sinh công cộng cũng dừng hoạt động sớm. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế kiểm soát và quản lý bài bản, không quy hoạch khu vực riêng, không có tổ chức chuyên trách quản lý kinh tế đêm… khiến hoạt động này chưa thể phát triển như kỳ vọng.Trong khi thế giới đã thu về hàng tỉ USD từ kinh tế đêm, thì tại Việt Nam, mô hình này vẫn phát triển manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Trên phương diện chính sách, phải đến tận năm 2020, Chính phủ mới ban hành "Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam". Tiếp đó, năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành đề án "Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm". Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và thiếu chiến lược phát triển lâu dài.“Thắp sáng” kinh tế đêm không chỉ là cơ hội thúc đẩy ngành du lịch mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia. Để kinh tế đêm bừng sáng, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy hoạch. Qua đó, sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch, góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Hướng đến mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 đón 35 triệu khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm, đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.